Nam châm khối “siêu khủng” trong Dự án Cải tạo năng lượng sạch
Sự tiến bộ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đang đặt ra những thách thức mới. Nhưng đồng thời cũng mang đến những cơ hội lớn. Các nhà khoa học đã sử dụng nam châm khối mạnh nhất thế giới trong dự án tái tạo năng lượng mặt trời tại Pháp. Tìm hiểu về cách khối nam châm này đưa năng lượng hạt nhân thế nào nhé!
1. Khối nam châm mạnh nhất thế giới
Với khả năng nâng tàu sân bay nặng 100.000 tấn lên cao 2 mét. Khối nam châm siêu khủng này không chỉ là một đỉnh cao của công nghệ. Mà còn là chìa khóa mở cánh cửa cho những nguồn năng lượng mới.
Được chế tạo tại California (Mỹ), bởi công ty General Atomics. Khối nam châm này đang trở thành tâm điểm của dự án ITER.
2. Sứ mệnh tạo năng lượng sạch
Dự án ITER có sứ mệnh tạo ra năng lượng hạt nhân trên trái đất một cách an toàn và bền vững. Khối nam châm cao 18 mét và có đường kính gần 4,3 mét sẽ giúp giam giữ và kiểm soát plasma. Được coi là bước quan trọng trong quá trình tạo năng lượng từ hạt nhân.
3. Đóng góp lớn từ General Atomics
Công ty General Atomics tại California (Mỹ) đã chế tạo khối nam châm này. Đây là đóng góp lớn nhất của Mỹ cho dự án ITER. Công nghệ và kiến thức của họ giúp việc đưa dự án tái tạo năng lượng lớn nhất thế giới này đến gần mục tiêu hơn.
Dự án ITER không chỉ là của Pháp mà còn là sự hợp tác quốc tế lớn. Với sự tham gia của 35 quốc gia, bao gồm EU, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Mỹ. Dự án này thể hiện sức mạnh khi cả thế giới hợp nhất vì một mục tiêu chung: năng lượng sạch và bền vững.
4. Bước tiến của công nghệ
Khối nam châm không chỉ là một cỗ máy siêu khủng có khả năng nâng tàu sân bay, Mà còn là một bước tiến lớn trong công nghệ tạo năng lượng hạt nhân. Plasma được làm nóng đến 150 triệu độ C, tạo ra điều kiện cho phản ứng nhiệt hạch.
Dự án ITER đặt ra mục tiêu tạo ra năng lượng nhiệt hạch như một nguồn điện sạch và bền vững. Nếu dự án đi đúng kế hoạch, nhà máy điện nhiệt hạch có thể cung cấp điện cho lưới điện vào giữa thế kỷ này. Chỉ 1kg nhiên liệu mỗi ngày tạo ra 1.500 megawatt điện.
5. Triển vọng cho năng lượng bền vững
Công nghệ sử dụng trong ITER mục tiêu tạo ra phản ứng tổng hợp hydro. Đây là một phương pháp sản xuất điện sạch và tiện ích, vì nó sử dụng deuterium có sẵn trong nước biển làm nhiên liệu.
Quá trình nhiệt hạch này sẽ không tạo ra chất thải phóng xạ tồn tại lâu dài. Mang lại một nguồn năng lượng bền vững và không gây hại cho môi trường.
Dự án tái tạo năng lượng ITER với nam châm khối siêu khủng hứa hẹn mang lại một bước tiến lớn trong năng lượng tái tạo và bền vững. Sự hợp tác quốc tế và tiến bộ công nghệ này mở ra triển vọng mới cho việc cung cấp nguồn điện sạch, an toàn và không thải carbon cho thế giới!
Nguồn: VnExpress.net